THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG TỔ YẾN
Nội dung bài
viết
Các loại tổ yến có thể ăn được và được thu hoạch nhiều bao gồm tổ yến trắng và tổ yến đen. Tuy nhiên, chỉ có tổ yến trắng có giá trị nhất. Các kết quả khảo cứu hiện nay cho thấy, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine…
Trong yến sào có một sốnguyên tố đa, vi lượng là các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, giúp ổn định thần kinh trí nhớ, kích thích tăng tiêu hóa, làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, chống lão hóa, tăng tuổi thọ và mang lại sự tươi trẻ dài. Các nhà sản xuất yến sào và các nhà khoa học nghiên cứu về tác dụng của yến sào cho rằng đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV.
Nhiều nghiên cứu về tác dụng của yến sào đối với sức khỏe đã chỉ ra rằng yến sào có thể kích thích tăng trưởng tế bào và biểu bì, giúp sửa chữa các tế bào bị tổn thương và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Theo một số tài liệu được cung cấp thì tổ yến được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình là một số loại protein và axit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine, and lysin. Ngoài ra, tổ yến còn được cho là chứa các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie.
Yến sào chứa hàm lượng protein cao (khoảng 50-60% tùy thuộc địa điểm khai thác) gồm 18 loại axit amin, 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Ngoài ra, trong tự nhiên có khoảng 200 loại đường nhưng chỉ có 8 loại đường là tham gia vào các chức năng của cơ thể người, 7 trong số đó được tìm thấy trong yến sào.
Gần đây, một số carbohydrat bao gồm axit sialic và các hợp chất glycoconjugate (phức liên hợp của chuỗi oligosaccarid với protein và lipid) được phát hiện trong yến sào là những hợp chất tham gia vào các tương tác ligand – receptor sinh học quan trọng.
Các nghiên cứu cũng cho thấy yến sào có thể vô hiệu hóa virus cúm trong các tế bào và ức chế sự ngưng kết hồng cầu của virus cúm trong hồng cầu của người, gia cầm và lợn. Khả năng này có được do dư lượng của chuỗi đường syalyl trong yến sào và được cải thiện đáng kể khi được xử lý với enzyme tuyến tụy pancreatin F có chứa protease để thủy phân các glycoprotein thành các glycopeptide.
Hiện nay yến sào đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Yến sào cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.
Theo đông y, yến sào vị ngọt tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng với siêu vi, các bệnh cảm cúm và triệu chứng dị ứng. Vì thế trong trường hợp phòng cúm A/H1N1, nếu có điều kiện có thể cho người già và trẻ nhỏ dùng. Khác với các loại thực phẩm thông thường, yến sào ăn lúc nào cũng được.
Sau đây sẽ nói rõ hơn thành phần và chức năng có trong yến sào (hàm lượng được cung cấp sau đây chỉ mang tính tham khảo do hàm lượng chất thay đổi ít nhiều tùy theo loại yến và địa điểm khai thác yến sào).